CV về chấm SKKN từ năm học 2010-2011

SKKN

Số kí hiệu 86/PGDĐT-TH
Ngày ban hành 28/02/2011
Ngày bắt đầu hiệu lực 28/02/2011
Thể loại Phòng GD-ĐT
Lĩnh vực
Cơ quan ban hành PGDĐT
Người ký PGDĐT

Nội dung

 

UBND THỊ XÃ BÀ RỊA           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

          ----------------

 

Số:  86 /PGDĐT-TH                              Bà Rịa, ngày 28 tháng 02 năm 2011

 

V/v: Chấm sáng kiến kinh

nghiệm từ năm học 2010-2011

 

           Kính gửi:  Các trường mầm non, tiểu học

                             và trung học cơ sở thuộc thị xã Bà Rịa

 

Căn cứ công văn số 004/SGDĐT-VP, ngày 05/01/2011, của Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc Hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng Sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học;

Phòng Giáo dục – Đào tạo thị xã Bà Rịa quy định về việc đăng ký, chấm, lưu trữ, phổ biến và sử dụng kết quả chấm Sáng kiến kinh nghiệm để xét thi đua kể từ năm học 2010-2011 như sau:

  1. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học ; Các bước thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học

Thực hiện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục & Đào tạo tại công văn số 004/SGDĐT-VP, ngày 05/01/2011, về việc Hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng Sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học, cụ thể:

  1. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học :

Thực hiện chủ đề năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; nội dung nghiên cứu SKKN, NCKH giáo dục tiên tiến cần tập trung sâu vào những lĩnh vực như sau:

- Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường.

- Đổi mới hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên ở đơn vị.

- Đổi mới thực hiện tổ chức hoạt động các phòng học bộ môn, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng thí nghiệm; xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thư viện, cơ sở thực hành, thực tập.

- Đổi mới trong triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới.

- Đổi mới trong tổ chức học 2 buổi/ngày, tổ chức bán trú trong nhà trường.

- Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp.

- Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp  kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng  với yêu cầu xã hội.

- Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động đoàn thể.

- Đổi mới việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực hoạt động; kinh nghiệm xây dựng các phần mềm tin học, giáo án điện tử.

- Đổi mới phương pháp sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm và thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy. . .

b) Các bước thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học

- Cá nhân:

+ Lựa chọn, đăng ký đề tài để viết SKKN hoặc đề tài nghiên cứu khoa học (ĐTNCKH);

          + Xây dựng đề cương (nội dung, cấu trúc SKKN, ĐTNCKH) và thông qua tổ chuyên môn để góp ý, hoàn chỉnh đề cương SKKN, ĐTNCKH;

+  Viết SKKN, ĐTNCKH.

- Tổ chuyên môn:

+ Tổ chức Ban chấm SKKN, ĐTNCKH của thành viên trong tổ;

+ Góp ý, chỉnh sửa thêm (nếu có);

+ Lựa chọn các đề tài đạt yêu cầu gửi Hội đồng khoa học trường để xét duyệt.

- Hội đồng khoa học trường:

+ Tổ chức đánh giá xếp loại và lựa chọn những SKKN, ĐTNCKH tốt đưa lên Hội đồng khoa học cấp trên xem xét, công nhận;

+ Thông báo kết quả đánh giá SKKN, ĐTNCKH cho các cá nhân;

+ Ra quyết định của HĐKH nhà trường công nhận và xếp loại SKKN, ĐTNCKH của cá nhân.

- Hiệu trưởng:  triển khai, phổ biến áp dụng các SKKN, ĐTNCKH đạt yêu cầu.

*. Dàn ý đề tài sáng kiến kinh nghiệm , ĐTNCKH (gợi ý)

A. Phần mở đầu

I. Lý do chọn đề tài

1. Cơ sở lý luận

2. Cơ sở thực tiễn

II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

III. Giới hạn của đề tài

IV. Các giả thiết nghiên cứu

V. Kế hoạch thực hiện

B. Phần nội dung

I. Thực trạng và những mâu thuẫn

II. Các biện pháp giải quyết vấn đề

III. Hiệu quả áp dụng

C. Kết luận

I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác

II. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển

III. Đề xuất

Tài liệu tham khảo

  1. Qui định về đăng ký, chấm, lưu trữ và sử dụng SKKN, ĐTNCKH hàng năm:
  2. Qui định về đăng ký, nộp và chấm SKKN, ĐTNCKH:

+ Đầu năm học, các đơn vị tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc đơn vị đăng ký đề tài SKKN, ĐTNCKH với Hội đồng khoa học trường.

+ Trong tháng 01, 02  hàng năm, Hội đồng khoa học các trường tổ chức chấm xét duyệt SKKN, ĐTNCKH.

+ Trong tháng 3 hàng năm, các trường trực thuộc gửi bộ hồ sơ xét duyệt SKKN, ĐTNCKH đã được Hội đồng khoa học của trường xếp loại A về Phòng Giáo dục và Đào tạo để tham gia đánh giá, xếp loại SKKN, ĐTNCKH cấp thị xã.

+ Sở Giáo dục & Đào tạo chấm SKKN, ĐTNCKH từ 31/3 đến 29/4 hàng năm. Theo quy định của SGDĐT, PGDĐT sẽ chọn những SKKN, ĐTNCKH xếp loại A cấp thị xã nộp về SGD&ĐT để tham gia đánh giá, xếp loại ở cấp tỉnh.

  • Cách chấm điểm và xếp hạng:

Chấm theo thang điểm 20.

Tiêu chí đánh giá cụ thể: thực hiện theo văn bản hướng dẫn đánh giá SKKN và mẫu phiếu đánh giá kèm theo.

Các SKKN công nhận được phân loại như sau: loại A đạt từ 19 đến 20 điểm; loại B đạt từ 17 đến dưới 19 điểm; loại C đạt từ 15 đến dưới 17 điểm.

Việc tổ chức chấm điểm phải được ghi lại bằng biên bản từ các cá nhân tới biên bản tổng hợp của hội đồng.

  • Hồ sơ SKKN, ĐTNCKH nộp về PGD&ĐT gồm:

+ 02 bản danh sách SKKN, ĐTNCKH được xếp loại A của trường;

+ 02 bản danh sách SKKN, ĐTNCKH theo từng môn học, hoặc theo công tác quản lý, hoạt động ngoài giờ lên lớp;

+ 1 bản SKKN của mỗi cá nhân;

+ Đĩa CD chứa các file dữ liệu là bản SKKN, ĐTNCKH của mỗi cá nhân.

- Thời gian nộp hồ sơ SKKN, ĐTNCKH năm học 2010-2011 về PGD&ĐT quy định như sau :

+ Các trương mầm non: trước ngày 02/3/2011.

+ Các trường tiểu học và THCS: nộp trước ngày 08/3/2010. Ngày chấm: cấp mầm non từ ngày 02/3/2011, cấp TH và THCS từ 17/3/2011.

  • Qui định về lưu trữ, sử dụng SKKN, ĐTNCKH :

+ Các trường chủ động lưu trữ tại thư viện các SKKN, ĐTNCKH trước khi nộp lên Phòng GD&ĐT. Khuyến khích các trường tổ chức biên tập  SKKN, ĐTNCKH để việc phổ biến áp dụng SKKN, ĐTNCKH được rộng rãi, đạt hiệu quả cao. Các hồ sơ, tài liệu, đề tài tham gia dự đánh giá, xếp loại, dự thi cấp thị xã, cấp tỉnh sẽ không trả lại cho đơn vị hoặc cá nhân.

+ Phòng GD&ĐT sẽ tổ chức lưu trữ SKKN, ĐTNCKH được xếp loại cấp thị xã, cấp tỉnh, tổ chức phổ biến SKKN, ĐTNCKH trong ngành GD&ĐT thị xã.

  1. Hoạt động phổ biến, ứng dụng kết quả NCKH và SKKN : 

Hiệu trưởng các trường có trách nhiệm tổ chức phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mình. Hoạt động phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và SKKN là một trong những hoạt động trọng tâm trong năm học, là một trong các nội dung phải đánh giá khi tổng kết năm học.

Các  hình thức phổ biến ứng dụng chuyên đề NCKH, SKKN:

  • Tổ chức báo cáo, trao đổi thảo luận về SKKN trong tổ, nhóm chuyên môn;
  • Tổ chức thử nghiệm SKKN, ĐTNCKH vào các hoạt động quản lý, giảng dạy mới;
  • Thư viện tổ chức giới thiệu đề tài NCKH, SKKN của đơn vị; lưu tại thư viện các đề tài NCKH, các SKKN trước khi nộp lên Phòng hoặc Sở;
  • Phòng sẽ phổ biến các SKKN, ĐTNCKH có chất lượng cao được SGDĐT công nhận đến các đơn vị trường.
  • Qui định về khen thưởng SKKN, NCKH:
  • Cá nhân có SKKN, ĐTNCKH được Hội đồng xét duyệt Sở xếp loại A sẽ được Sở GD& ĐT khen thưởng. Cá nhân có SKKN, ĐTNCKH được Hội đồng xét duyệt PGDĐT xếp loại A sẽ được Phòng GD&ĐT khen thưởng. Các loại B và C  sẽ do đơn vị trường khen thưởng (tuỳ điều kiện của đơn vị).
  • Việc sử dụng kết quả SKKN, ĐTNCKH để xét các danh hiệu thi đua như sau:

+ Cấp tỉnh:

  • SKKN, ĐTNCKH được Sở GDĐT xếp loại A hoặc B sẽ được bảo lưu kết quả để xét danh hiệu thi đua trong 3 năm.
  • SKKN, ĐTNCKH được Sở GDĐT xếp loại C sẽ được bảo lưu kết quả để xét các danh hiệu thi đua tại đơn vị trong 2 năm.

+ Cấp thị xã:

  • SKKN, ĐTNCKH được Phòng GD&ĐT xếp loại A sẽ được bảo lưu kết quả để xét danh hiệu thi đua trong 2 năm (không bảo lưu các loại B, C).
  • SKKN, ĐTNCKH là điều kiện để xét các danh hiệu thi đua cấp thị xã và được quy định như sau:

Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở: có SKKN, ĐTNCKH được Phòng GD&ĐT xếp loại A,B (hoặc loại A,B,C cấp tỉnh)

Cá nhân được đề nghị UBND thị xã khen thưởng danh hiệu Lao động tiên tiến (20% tổng số CB,GV.NV của ngành) phải có SKKN, ĐTNCKH  được Phòng GD&ĐT xếp từ loại C trở lên (không đề nghị UBND Thị xã khen thưởng những cá nhân đạt LĐTT nhưng không có SKKN, ĐTNCKH  tham gia đánh giá cấp thị xã hoặc có tham gia nhưng không được xếp loại).

  1. Tổ chức thực hiện:

Căn cứ công văn này, các trường mầm non, tiểu học và THCS chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động NCKH và SKKN, triển khai văn bản liên quan của Phòng và Sở GDĐT đến cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường; thường xuyên quan tâm chỉ đạo để hoạt động này thực sự có hiệu quả, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường và của ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã./.

                                                                          TRƯỞNG PHÒNG

Nơi nhận :                                                                                          (đã ký)                                                                                        

  • Như trên;                                                                             Bùi Thị Loan
  • Lưu: VT, TĐ,CM                                                                                   

 File đính kèm

Các văn bản cùng thể loại "Phòng GD-ĐT"

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay5,175
  • Tháng hiện tại164,631
  • Tổng lượt truy cập3,521,201
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi