Kỹ năng sống là gì?

Thứ ba - 14/12/2010 21:52

Kỹ năng sống là gì?

Nhiều người nghĩ rằng kỹ năng sống là cái gì đó cao xa và phải học mới có được, nhưng không ngờ rằng kỹ năng sống có khi là những điều thật gần gũi quen thuộc hàng ngày. Gần gũi và quen thuộc đến độ nhiều khi người ta hờ hững và quên mất nó...

Tại hội thảo “Thực trạng kỹ năng sống của sinh viên (SV) TP.HCM” diễn ra tại Nhà văn hóa SV TP.HCM vào đầu tháng 2, một giáo viên bắt đầu bài tham luận của mình bằng lời dẫn: “Phóng viên một đài truyền hình hỏi tôi kỹ năng sống là gì? Tôi xin kể ba câu chuyện có thực sau đây, các bạn sẽ hiểu kỹ năng sống là gì và hiện SV thiếu những kỹ năng này ra sao”.

Trong đó, câu chuyện thứ ba được kể rằng: “Một buổi chiều cuối tháng 11.2010, trời TP.HCM mưa rất to, nước ngập quá nửa bánh xe khiến nhiều chiếc xe bị tắt máy. Khi đứng trú mưa dưới một mái hiên bên đường, tôi quan sát thấy một cô gái sau khi đẩy xe vào lề đường, được người thợ sửa xe kiểm tra, đề nghị và sau đó là thay bugi cho xe của cô ấy. Sau khi xe nổ máy được, số tiền phải thanh toán không rõ là bao nhiêu nhưng tôi bắt đầu thấy cô ấy lục lọi chiếc balô của mình, dốc ngược dốc xuôi, lôi hết tập vở ra để kiếm tìm. Sau cùng tôi nghe cô ấy nói với người thợ sửa xe: “Chết rồi! Không đủ tiền rồi chú ơi”. Người thợ ấy nhăn nhó, cô gái nói tiếp: “SV thì làm sao có nhiều tiền được!”. Rồi cô SV lại tiếp tục cắm cúi vào trong chiếc balô của mình, lôi ra lôi vào nắm tiền lẻ đã có tự nãy giờ”.

Cô giáo này kể tiếp: “Tôi đứng cách đó khoảng 3m, quan sát sự việc với một ánh mắt sẵn sàng giúp đỡ nếu có một lời đề nghị. Phía bên kia, có một phụ nữ lớn tuổi hình như cũng có ý định đó. Nhưng không hiểu sao, cô ấy lại bước xuống lòng đường, tiến về phía một người đàn ông trùm kín áo mưa và đang lơ đễnh nhìn ra đường. Cô ấy nói gì đó, người đàn ông lắc đầu vài cái, phẩy tay và quay mặt nhìn đi chỗ khác. Sự việc cuối cùng tôi biết được trước khi rời đi là  người thợ sửa xe đã thay lại cái bugi cũ vào xe của cô gái”.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Anh - trường ĐH Quốc tế TP.HCM nghẹn giọng vì xúc động khi phát biểu trước hội thảo: “Tôi nghe xong câu chuyện trên đây mà cảm thấy quá buồn! Tôi tự hỏi vì sao giảng viên ấy lại cam tâm rời đi để mặc cô SV khổ sở với cái bugi cũ bị gắn trở lại?”. Thạc sĩ Hồng Anh bức xúc đặt vấn đề:  “Chúng ta hay nói SV thiếu kỹ năng sống. Vậy xin hỏi ngược lại, liệu giáo viên đã được trang bị kỹ năng sống hay chưa?”.

Bà Đoàn Bắc Việt Trân - Đơn vị Tâm lý - Sức khỏe tâm thần Trung tâm Phòng, chống chấn thương và các bệnh không lây (TP.HCM) cũng bày tỏ trăn trở về ví dụ trên đây. Bà Trân lưu ý: “Rõ ràng, cô SV đã có đến nhờ một người giúp đỡ nhưng lại bị từ chối thẳng thừng. Điều này có thể khiến tâm lý của em bị tổn thương nặng…”.

Đôi khi người ta đóng vai trò “quan sát viên” một cách lạnh lùng mà quên mất sự cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh trớ trêu của đồng loại. Đó là chưa kể cách gán ghép và cố tình diễn đạt, gọi tên sự việc theo ý chủ quan của mình.

Như Lịch

Tác giả: BGH

Nguồn tin: Thanh Niên

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay8,345
  • Tháng hiện tại175,456
  • Tổng lượt truy cập3,532,026
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi